XỬ LÝ BỆNH VÀNG LÁ, THỐI RỄ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Khi cây mới bị bệnh thì gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá chuyển sang màu vàng cam và dễ rụng.
Khi có gió lá già sẽ bị rụng trước, sau đó đến các lá non phía trên, làm chất lượng của trái kém và thường hay bị rụng sớm. Bệnh nặng có thể làm chết cây, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.
Khi cây bị bệnh bộ rễ của cây bị thối, các rễ tơ, rễ nhỏ bị thối trước sau đó lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong phần gỗ có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ sẽ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và cuối cùng là chết toàn cây.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh vàng lá, thối rễ là do nhiều tác nhân gây ra. Nhưng trực tiếp là nấm Fusarium solani, Phytopthora spp và tuyến trùng là ba đối tượng chính gây nên bệnh này.
Tuyến trùng hoặc nấm Phytophthora spp xâm nhập tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm Fusarium solani xâm nhập gây hại.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Biện Pháp Canh Tác:
Đất phải thoát nước tốt. Nếu đất thấp phải làm bờ bao, có hệ thống rãnh thoát nước để kiểm soát nước trong mùa mưa lũ. Chọn cây giống sạch bệnh. Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.
Loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi. Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh cho cây.
Biện Pháp Sinh Học:
Xử lý tuyến trùng rễ bằng TKS Nema định kỳ 2 – 3 lần/năm vào mùa khô và đầu mùa mưa.
Phòng trừ nấm Phytophthora spp và Fusarium solani bằng TKS Pseudomonas định kỳ 3 – 4 lần/năm đặc biệt là đầu mùa mưa và trong mùa mưa.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.