TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÀ PHÊ

150.000

  • CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ONLINE
  • Hotline: 0963 02 21 21
  • Ship Hàng Trên Toàn Quốc
  • Thanh Toán Khi Nhận Hàng

Availability: còn 1000 hàng

Thông tin sản phẩm

XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÀ PHÊ

 

TUYẾN TRÙNG LÀ GÌ ?

Tuyến trùng là một loại giun tròn có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường, có hàng ngàn loại tuyến trùng, chúng có thể tồn tại trong đất, trong nước hoặc môi trường khác.

Trong đó một số loài có lợi, một số loài gây hại, nhưng hầu hết là gây hại cho cây trồng. Đối với cây cà phê gây hại chủ yếu là 2 loại tuyến trùng có tên khoa học Meloidogyne sppRadopholusspp.

TRIỆU CHỨNG BỆNH TUYẾN TRÙNG

Cây bị tuyến trùng biểu hiện thông qua các triệu chứng như: vàng lá, sinh trưởng kém dẫn đến cây còi cọc, chồi non không phát triển, phần rễ tơ bị đen đầu, thối rễ, quan sát kỹ thấy có các nốt u, sần trên rễ. Cây bị nặng thì các triệu chứng này còn xuất hiện trên cả rễ lớn.

Tuyến trùng gây hại trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, tuy nhiên thường ảnh hưởng nặng nề đến cây trong giai đoạn kiến thiết và cây cà phê tái canh.

CƠ CHẾ GÂY HẠI CỦA TUYẾN TRÙNG

Tuyến trùng sinh sống dưới đất, thường làm tổ và đẻ trứng trên rễ, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở ra tuyến trùng con và tiếp tục gây hại.

Phần tổ tuyến trùng chính là các nôt u sần trên rễ. Gây cản trở quá trình truyền dinh dưỡng và nước. Ngoài ra bản thân tuyến trùng cũng dùng miệng chích hút nhựa cây, chất dinh dưỡng thông qua rễ cây. Vết thương của tuyến trùng gây ra còn là cơ hội cho các bệnh về nấm, vi khuẩn, virus  tấn công gây hại cho cây.

Tuyến trùng gây hại quanh năm, thời điểm phát triển mạnh nhất là vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa. Khi độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

BIỆN PHÁP CANH TÁC

Đối với vườn cà phê trồng mới, cần tiến hành cày đất, xới xáo thật kỹ, thu gom và đốt sạch các phần rễ cây còn sót lại trong đất.

Khi ươm cà phê giống, cần sử dụng đất sạch, không lấy đất từ các vườn cà phê, vườn cây trồng đã từng bị tuyến trùng.

Đối với cà phê giai đoạn kiến thiết và kinh doanh. Cần thường xuyên kiểm tra quan sát dấu hiệu bệnh, tiến hành phòng bệnh chủ động vào đầu mùa mưa.

Bón phân cà phê cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Đặc biệt nên bón phân hữu cơ có chứa nấm đối kháng Trichoderma.

Mùa khô tưới nước không nên tưới tràn, hạn chế tuyến trùng lây lan.

 

BIỆN PHÁP SINH HỌC

Sử dụng sản phẩm TKS – NEMA Săn Tuyến Trùng.

– Xử lý  hạt giống, hom giống, nhúng cành trước khi đem gieo trồng: 100gr/20 lít nước  ngâm 15-30 phút.

– Phòng bệnh: 500g pha 200 lít nước, hoặc 1kg/400 lít tưới đều ước gốc.

– Khi rễ đã xuất hiện bướu rễ, u sưng dùng Nấm Săn Tuyến trùng rễ liều gấp đôi, 1kg pha 200 lít nước tưới đều ước gốc.

Có thể dùngNấm Săn Tuyến trùng rễ rãi trực tiếp hoặc trộn chung với phân chuồng phân hữu cơ bón gốc.

*Lưu Ý:

– Có thể dùng liều gấp đôi khi vườn có tiền sử bệnh tuyến trùng. Không sợ quá liều quá lượng.

– Có thể hòa nước tưới trực tiếp hoặc trộn  chung với phân HCVS, Phân lân khi bón lót, Phân NPK khi bón thúc.

– Không Pha chung với thuốc trừ nấm hóa học.

 

 

 

Trọng lượng 1100 g
Kích thước

Mặc định

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÀ PHÊ”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

BẢO HÀNH SẢN PHẨM

BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1

Chính sách bảo hành

KIỂM TRA HÀNG TRƯỚC KHI THANH TOÁN

Chính sách đổi trả

HỖ TRỢ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Chính sách giao hàng

Scroll to Top