MEN RẮC CHUỒNG:
ĐỆM LÓT SINH HỌC TKS – M2
►Chuồng Sạch, Không Mùi Hôi, Nhanh lớn.
THÀNH PHẦN
Tập hợp các chủng vi sinh vật, vi khuẩn có lợi:
- VSV Phân hủy hữu cơ:
+ Bacillus Sp: 10^8 CFU/g
+ Azotobacter Spp: 10^8 CFU/g
+ Trichoderma sp: 10^8 CFU/g
- VSV phân hủy thức ăn dư thừa:
+ Lactobacillus acidophilus: 10^8 CFU/g
+ Saccharomyses sp: 10^8 CFU/g
- VSV sinh kháng sinh:
+ Streptomyces sp: 10^8 CFU/g
CÔNG DỤNG
- Phân hủy mùn bã hữu cơ, chất thải, thức ăn thừa.
- Khử mùi hôi thối, khử khí độc, làm sạch môi trường chuồng trại.
- Không phải thay chất độn trong suốt quá trình chăn nuôi. Giúp tiết kiệm được nguyên liệu và nhân công lao động.
- Giảm ruồi, muỗi , dĩn, bọ mát, hạn chế dịch bệnh. Tăng năng suất chất lượng vật nuôi..
- Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và loại (gà/vịt đẻ 5%, thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh.
- Đặc biệt có thể sử dụng trực tiếp nền chuồng để bón cho cây trồng, mà không làm nóng cây hay sót rễ cây trồng.
- Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Sản phẩm sử dụng trực tiếp rắc đều trên nền đệm lót. (Không cần trộn thêm cám gạo hay rỉ đường)
Nguyên liệu để làm nền đệm lót thường là mùn cưa, trấu, rơm rạ, vỏ các loại hạt….
Cách sử dụng đệm lót sinh học cho gia cầm:
Đệm lót nền chuồng dày 10 – 15 cm.
1kg rắc 100 – 150 m² nền chuồng. Nếu mật độ nuôi cao, thời tiết lạnh và mưa nhiều thì rắc liều lượng gấp đôi và thời gian rắc lại ngắn đi. Định kỳ 1 – 2 lần/ tháng.
Nếu nền chuồng ướt : Xới trộn đều với nền chuồng.
Nếu nền chuồng quá khô mà vẫn có mùi nên dùng nước sạch phun để tạo độ ẩm cho nền rồi rắc Men Rắc Chuồng.
Cách sử dụng đệm lót sinh học cho chuồng Lợn (heo) :
Xây dựng chuồng trại:
Cần xây chuồng trại thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông, diện tích chuồng lợn đảm bảo tối thiểu 1,5 m²/con.
Yêu cầu: Nền chuồng làm đệm lót cho heo phải là đất đệm. Nếu sử dụng chuồng nền là xi măng thì cần phải đục thêm lỗ tiếp giáp với đất, mỗi lỗ rộng khoảng 4 cm², khoảng cách các lỗ từ 20 – 30cm.
* Làm đệm lót sinh học: Làm 20 m² chuồng cần có đệm lót dày 60 cm.
– Nguyên liệu:
» Trấu (30%) và mùn cưa, tốt nhất là Lõi ngô nghiền (70%) (số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60 cm).
Chú ý: Các nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.
Các bước làm đệm lót:
-Bước 1: Rải lớp mùn cưa/trấu dày 15 cm
-Bước 2: Dùng vòi phun nước sạch (phun như mưa) lên lớp trấu / mùn cưa cho đến khi đạt độ ẩm 40%, dùng cào đảo để trấu/ mùn ẩm đều và làm phẳng mặt.
-Bước 3: Sau đó rắc trực tiếp 0.5kg Men Rắc Chuồng lên nền chuồng. Cứ làm như vậy cho tới độ dày đạt 60cm.
-Bước 4: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc ni-lon rồi ủ khoảng 4 – 5 ngày, sau đó bỏ bạt ra khoảng 1 ngày rồi mới thả lợn vào chuồng.
-Bước 5: Thả lợn vào nuôi tầm 5 – 10 ngày đầu rắc 0.5kg Men Rắc Chuồng lên bề mặt nền chuồng. Rắc đều khắp nền.
Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót: Cứ sau 20 – 30 ngày rắc 0.5kg Men Rắc Chuồng lại 1 lần đối với lợn trọng lượng nhỏ hơn 40kg. Và sau 10 – 15 ngày rắc 0.5kg Men Rắc Chuồng lại 1 lần đối với lợn trọng lượng lớn hơn 40kg. Tùy thuộc vào mật độ vật nuôi trong chuồng và lượng phân thải ra hàng ngày mà ngày rắc nhắc lại có thể dài hay ngắn.
Lưu Ý: Tầng trên cùng của đệm lót luôn phải giữ độ ẩm 20%, đệm khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương. Nếu đệm ướt thì cần bổ sung chất đệm lót khô, hàng ngày phải xới tơi đệm lót sâu 15 cm để giúp cho hoạt động của vi sinh vật phân hủy được tốt hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.